Friday, January 28, 2011

Chợ Tết Tân Mão @LIttle Sài Gòn

Thường thì không thích xuống khu PLT này, nhưng mấy hôm nay ngoại lệ, vì muốn đi tìm một chút không khí của những ngày giáp Tết...
Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket 
Photobucket Photobucket

Photobucket
Lựa được cặp bưởi vừa tầm tay, ưng ý nên anh tui cười quá ư là sung sướng :))
Photobucket Photobucket

Ôi! Dzui quá xá là dzui...
Photobucket

Photobucket
Nghe tiếng pháo & mùi thuốc pháo làm nhớ lại không khí của những ngày Tết ở VNPhotobucket 
"Văn nghệ quần chúng", tiếc là thiếu gian hàng bán... cà chua & trứng thúi Photobucket

Vui Xuân không thể thiếu màn cờ bạc Photobucket

Photobucket 
Trong không khí nhộn nhịp của phiên chợ Tết, nhiều người cũng đang tìm cách để kiếm thêm một chút tiền còmPhotobucket

Photobucket 

Photobucket
Và đây là một tệ nạn xã hội: một ông giả sư, níu tay khách qua đường để xin tiền.Photobucket

Năm hết, Tết đến thân chúc người người, nhà nhà luôn vui vẻ, bình an và hạnh phúc trong năm mới!
Photobucket

Tuesday, January 25, 2011

Nên Hay Không Nên?

Nên hối lộ hay không hối lộ hải quan ở sân bay?

Nên
 
 1

Nhất định là không
 
 9

"Bố thí" cho xong, để khỏi bị làm khó dễ
 
 9

Copy lại cho mấy bạn gần dzìa VN đọc chơi nè
"... Giờ đây khi trở về lại Việt Nam hành khách có cảm giác an toàn hơn và cảm thấy sân bay Tân Sơn Nhất có văn minh hơn. Nhưng tất cả đó chỉ là bề nổi của đám bèo đang nở hoa mà ít ai thấy được bên dưới đám bèo đó là những gì ? Bên dưới đám bèo đó thì có biết bao nhiêu "quái vật" đang âm thầm hút máu, rỉa rói và quấy nhiễu kiều bào mà không mấy ai được bảo vệ. Khách kiều bào phải kêu ai khi còn trong khu vực cách ly? Kiều bào với tâm lý trong lòng nôn nóng được gặp người thân và mệt mỏi khi phải ngồi hàng mấy chục giờ trên máy bay. Với tâm lý đó mà các tên cán bộ làm việc tại sân bay tha hồ quấy nhiễu.
Cái ải đầu tiên tại quầy nhận hành lý
Kiều bào được các nhân viên tại đây phục vụ ân cần khi vừa ra khỏi cổng hải quan. Mới thoạt đầu khách kiều bào tưởng rằng mình sẽ được giúp tìm hành lý hộ quá nhiệt tình của các nhân viên sân bay. Sự phục vụ đến mức quá chu đáo cho dù hành khách từ chối không cần sự giúp đỡ nhưng cũng được đeo bám theo phục vụ. Khi nhận hành lý xong cũng được nhân viên ấy phụ đẩy ra cổng cho dù hành khách khỏe mạnh và không có gì nhiều hành lý phải đẩy phụ cả. Đeo bám phục vụ khách kiều bào ra gần tới cổng thì nhân viên nọ nói nhỏ: “Anh cho em tiền cà phê đi $5 hay $10 đô gì cũng được!” (hành khách khó lòng từ chối)

Cái ải thứ hai là quầy kiểm tra hành lý (scanner)
Nhân viên ở đây thì tha hồ mà làm tội kiều bào khi trong hành lý của họ có mang theo iphone, laptop hay bất kỳ đồ dùng điện tử đắt giá nào. Tất cả họ điều bị giữ lại để quấy nhiễu; nào là đóng thuế, mang hàng hóa không khai báo hay là nhập hàng cũ vào Việt Nam là trái phép hoặc là đem hàng hóa quá giá trị quy định phải nộp thuế nhập khẩu. Họ nào là hăm dọa đóng thuế cao, sẽ đem tiêu hủy nếu đồ cũ hay đòi mời kiều bào vào văn phòng làm việc riêng…Tất cả những chiêu kể trên chỉ nhằm mục đích moi tiền kiều bào từ $20 tới $100 đô tùy thuộc vào kiều bào mang theo thứ gì mà chi cho đúng.

Với tâm lý mệt mỏi khi phải ngồi hàng giờ trên máy bay và sắp gặp người thân nên trong đa số kiều bào điều phải chấp nhận giải pháp mau lẹ là chi tiền cho xong. Theo pháp luật người quan sát máy scanner nhiệm vụ của họ chỉ theo dõi hành lý có đem vật cấm hay không mà thôi. Thế nhưng họ kiêm luôn chức vụ xử lý rác thải (hàng cũ phải tiêu hủy và phạt vạ).

Họ lợi dụng đặc quyền biến hành lý cá nhân của khách hàng thành hàng hóa (trong kê khai có ghi hàng hóa trên 10 triệu phải đóng thuế). Thế nhưng khi định nghĩa thế nào là hàng hoá và thế nào là hành lý cá nhân thì không ai trả lời. Nếu như hành lý trong valy đều gọi là hàng hóa thì tất cả mọi kiều bào khi về tới sân bay TSN đều phải đóng thuế nhập khẩu vì tất cả hành lý của họ có giá trị trên 10 triệu đồng Việt Nam. Lợi dụng khuyết điểm của luật pháp quy định về hàng hóa không được rõ ràng, cán bộ tại quầy scanner chơi chữ “hàng hóa” với kiều bào tha hồ quấy nhiễu để làm giàu bất chính.

Tính trung bình mỗi kiều bào nộp cho họ $20 đô và mỗi ngày sân bay tiếp đón chừng 200 kiều bào về nước. Trong 200 khách kiều bào đó, tính 50% khách có iphone và laptop thôi thì vị chi họ thu được $20 x 100người = $2.000 đô/ngày. Tính theo tiền Việt Nam là 38.4 triệu đồng/ngày. Móc túi kiểu này liệu có đúng pháp luật hay không?.

Đối với kiều bào cho ăn mày $5 hay $10 đô không phải cần suy nghĩ và thời gian móc tiền chi ra chỉ tốn có 15 giây, nhưng hình ảnh của nhân viên làm việc tại sân bay TSN vẫn luôn đeo bám trong tâm tư của kiều bào về hình ảnh của một Việt Nam… Sự thật bao giờ cũng mất lòng nhưng điều này là vết nhơ làm bẩn đi một hình chữ S trân trọng và hiền hoà. Một hình ảnh làm cho lớp trẻ kiều bào khi về nước ấn tượng nhất về một đất nước và con người Việt Nam thấp kém và không thân thiện."

Hoài Nguyên.

(Theo vietnamnet.vn)

IMG_4593 
Còn đây là những ý kiến của bạn đọc bên diễn đàn báo NGƯỜI VIỆT
Muốn cho nhanh không bị bận rộn ở sân bay thì đưa tiền hộ chiếu, còn một đoạn nữa là khi đưa hành lý ra ngoài bắt buộc phải đưa tiền mãi lộ không phải là hối lộ.
***
Nếu chúng ta về Việt Nam với lý do đơn thuần là thăm thân nhân thì không nên hối lộ cho hải quan cửa khẩu.
***
Không hối lộ thì khó ma đi nhanh được.
***
Tập điều xấu và trở thành thói quen.
***
Tốt hơn hết là đừng có về, chỉ làm giàu cho Cộng Sản.
***
Tại sao phải bỏ tiền mua một sản phẩm mà ta bị đánh cắp?

***
Hối lộ là hành động tiếp tay cho chế độ đảng trị.
***
If we do not leave 5 or 10 dollars with our pasport, it will be agains the comunist culture.

***
Tôi về Việt Nam vừa rồi không bị hải quan bắt nạt gì hết và rất là tử tế, có lẽ tôi có QT rồi. Một điều tôi có nghe nói là cũng tại Việt kiều mình đi buôn nên phải chi. Thậm chí mang vali người chủ trả cho kẻ đồng hành 200USD. Cho nên có lợi thì phải chi thôi. Còn các bạn cứ làm đúng nguyên tắc thì không có khó khăn gì cả. Hiện tôi về Việt Nam tháng 10, 2010 cũng không có tờ khai hành lý, chỉ đưa visa cho họ đóng dấu rồi đi ngay. Liwen-Hoang
***
Muốn không làm nhưng liệu có ổn không? Ở nơi mà người ta đã dùng “luật” bất thành văn rồi mà mình lại không “biết điều” thì mấy bác cứ vin thủ tục hành chính ra tìm đủ cớ để “quật” thì có chết không!? Thanh Son
***

Tôi là dân Saigon chính gốc, tôi khuyên bà con Việt kiều về thăm nhà tuyệt đối không cho tiền nhân viên hải quan Tân Sơn Nhất.
***
Một đôla hối lộ cho Cộng Sản là một bước giúp cho chế độ Cộng Sản suy tàn vì tham nhũng.

***
Xin lỗi các bạn, cái nguyên thủy của hối lộ phát nguồn từ đâu??? Theo nhận định của tôi, câu chuyện hối lộ, nếu chúng ta đem ra thảo luận thì mãi mãi không có đoàn kết. Thật vậy nếu nói về vấn đền hối lộ thì giữa xã hội nào cũng đều đã và có, nhưng tùy thuộc vào cái xã hội duy trì thế nào tùy theo mức độ hối lộ. Ðặc biệt đảng CSVN, vì trong quá trình người dân trở thành đảng, trong quá trình thiếu học hỏi thiếu nhân cách, thậm chí chỉ học dưới lớp 5 tập tễnh vào cuộc cách mạng và chỉ làm theo không những không biết giá trị khi vào đảng là thế nào? Ai lên được cấp cao thì sao? Tôi nghĩ không thể nào ngừng được cái hối lộ coi đơn thuần nhưng không đơn giản vậy đâu nha các bạn. Từ cái gã bí thư đảng ủy, từ cái gã chủ tịch đảng, cũng chỉ lòng vòng vào cái hũ tiền, cái túi riêng, của chúng thôi. Khi nào hết cái tụi đấy thì chuyển sang cái tụi khác, chuyện này không thể nói ngưng là ngưng đâu nha. Trừ khi 100,000 năm sau thế hệ trẻ trưởng thành học hỏi từ nơi nước tự do mới có thể làm được điều đó, các bạn hãy quên đi nếu không các bạn không được về thăm quê hương Việt Nam đâu nha. Nếu nói nhiều thì coi như hết cơ hội thăm gia đình và người thân. Trên đời này không ai có thể bỏ quê hương của chính mình, chính vì điều này, các bạn và các bác đang hiểu rõ.
***
Tại sao phải kẹp 5 đô vào passport khi qua cho check hành lý, khâu cuối cùng, vì tôi mang đồ quá quy định, lỗi tại tôi mọi đàng.
* * * *
Nếu bạn bị khám xét lâu vì không cho tiền thì cứ để cho họ xét, lâu cho mình thì cũng lâu cho họ. Họ đang thi với mình coi ai kiên nhẫn hơn ai? Họ cũng muốn làm nhanh để đi qua người khác vì nghĩ người khác sẽ bỏ tiền vào trong passport, nếu mình kiên nhẫn hơn thì mình sẽ thắng.

***
Thử hỏi nếu mọi người đều đồng lòng không hối lộ thì không lẽ hải quan lại khám hết hành lý của mọi người? Mọi người cứ làm vậy xem sao. Cứ để họ bực tức thì như vậy mới từ từ chấm dứt tên nạn vòi vĩnh. Mọi người cứ làm thử như vậy thì sẽ thấy từ nay mọi việc sẽ khác hẳn. Nếu cứ cho như vậy chẳng khác nào chúng ta ủng hộ tệ nạn hối lộ.
Tại sao chúng ta tạo điều kiện cho bọn tham những có cơ hội làm hoài, làm giàu bất chính.
***
Ðó là một trong những việc làm của họ. Họ được chánh quyền của họ trả lương. Tại sao mình phải làm vậy? Nếu đưa tiền, mình sẽ tạo cho họ một thói quen xấu.

***
Thưa không ai muốn hối lộ cả. Chúng ta về tuyệt đại đa số là chỉ để thăm thân nhân. Không ai buôn bán gì cả thành ra nếu chúng ta đừng hối lộ thì tôi e rằng không đúng. Nếu không mang đồ biếu xén, chỉ có quần áo và tiền tiêu dùng thì không cần thiết phải cho, nhưng nếu là người có tuổi mà họ lục tung 4-5 thùng đồ thì quá là hao tốn sức lao động, sức khỏe là vàng, thà rằng cho mấy đồng cho khỏe. Tôi dùng chữ CHO, chứ không phải HỐI LỘ. Nguyen Van Di Tan.
***
Come on, it just a tip. It''s not Hối Lộ. ạTip or No Tip They still let you in Vietnam.

***
Tôi không bao giờ trở lại Việt Nam sau khi hải quan tra tấn một cách vô nhân đạo bởi vì tôi không chịu bài học thủ tục đầu tiên.

***
Tôi là người Việt sống ở Mỹ 30 năm, về Việt Nam 2 lần không lần nào lọt khỏi chuyện hối lộ của hải quan. Tôi đọc qua mẩu chuyện và ý kiến người Việt Nam sống lưu vong về thăm quê hương vướng lại cuộc chiến hối lộ, rất là đau buồn cho người Việt hải ngoại sống lưu vong vướng vào chiến tranh CSVN lần nữa, chẳng phải mình tôi ngày xưa chiến tranh đất nước ngày nay cuộc chiến hối lộ, vậy mọi chuyện từ guồng máy nào gây ra.
Hôm nay, mình là người Việt sống lưu vong, tôi nhận xét ý kiến người Việt Nam viết lên đây cho là khỏi bỏ tiền vào visa và passport hải quan không hối lộ. Tôi xác nhận họ không phải là Việt Nam hải ngoại xa quê hương tìm tự do, họ đứng về guồng máy gây chiến tranh và cuộc chiến hối lộ có giòng máu CSVN, họ không Việt Nam hải ngoại mà là CSVN buôn ngoài nên họ đứng bên phía hải quan không hối lộ và đầu óc bộ máy họ đang hoạt động cho CSVN hiện nay ở hải ngoại coi chừng và nhận xét ý kiến họ và giòng máu họ che lấp vết thương và xóa đi đầu buôn người Việt Nam hải ngoại tôi là Việt Nam mang nặng đau buồn đau thương xót thương cho đất nước VN.

***
Tuyệt đối không hối lộ. Khi hối lộ anh đã tự đặt mình thấp kém hơn họ, hèn hạ hơn họ. Nhưng một câu hỏi cần được đặt ra: Tại sao một số Việt kiều lại thích cho hay muốn hối lộ hải quan, công an Việt Nam. Câu trả lời rất đơn giản: Họ mang hàng lậu, hay mang hàng quá số lượng cho phép. Ðó là lý do họ rất muốn hối lộ công an, hải quan Việt Nam. Vì vậy, hãy chấm dứt việc mang hàng lậu hay mang hàng quá số lượng cho phép về Việt Nam, và hiên ngang không hối lộ hải quan Việt Nam. Hơn nữa, đời sống ở Việt Nam hiện nay đã khá hơn trước rất nhiều, không cần phải đùm đề quà cấp cho người Việt Nam nữa.
***
Tôi về Việt Nam mấy lần và lần nào cũng là gia đình 4 người, chưa bao giờ phải hối lộ, đi từ Bắc vô Nam, xuống TSN cũng thế. Tại sao phải làm vậy, chưa bao giờ bị làm khó, cứ thẳng thắn mà nói, không làm gì gian thì không có gì phải sợ.

***
Tôi về Việt Nam đã 3 lần, 1 lần đi chơi, 2 lần về làm thiện nguyện. Lúc đi vào, đi ra, tôi không bỏ tiền vào passport và cũng không gặp khó khăn gì. Nhân viên hải quan cũng hỏi những câu thông thường như sinh quán ở đâu. Chỉ mất có vài phút. Có lần một nhân viên hải quan ngồi chống cằm rất buồn nản. Tôi hỏi chọc: Làm gì mà trông buồn thế. Anh chàng rên rỉ: Chán làm cô chú ơi. Chỉ có thế thôi. Tôi nghĩ bà con đừng ai kẹp tiền vô passport hay hối lộ gì cả. Họ có muốn lục soát hành lý thì để cho họ lục một hồi rồi thôi. Không mất nhiều thì giờ lắm đâu mà cũng chẳng ai làm gì được mình đâu mà sợ.
***
Lúc vượt biên sống chết trên biển còn bị gọi là bọn phản động chạy theo Mỹ ố khi bị bắt thì bị gán đủ mọi thứ tội. Bây giờ còn mang đầu về đưa tiền cho chúng ăn để chúng đủ sức đàn áp dân thế thì tại sao lại phải như vậy???

***
Tại sao bà con không có ai gởi kiến nghị lên hải quan CSVN là mình bị làm khó dễ, trong lúc mình không đem vật gì phạm pháp cả. Nhưng cứ bị tụi hải quan móc moi tiền bạc của mình, rất là thấy khó chịu khi thấy tình cảnh như thế.
***
Không cho thì không xong. Cho thì bực mình, chửi bới nguyền rủa cũng vô ích. Nếu muốn đấu tranh và loại trừ tụi nó chỉ có cách làm đơn thỉnh cầu đến Bộ Ngoại Giao 2 nước mà thôi.
***

Hội lộ là chẳng khác gì khuyến khích họ cứ hối lộ nữa đi, bệnh hối lộ đã thấm sâu xương tủy của họ rồi.
***
Thật là tồi tệ. Chỉ có Việt Nam mới có vụ hối lộ cho hải quan tại các phi trường mà thôi. Ngay cả Lào Quốc cũng không có. Vì khi về thăm quê nhà Việt Nam tôi đã gặp người Lào đi cùng chuyến máy bay. Báo chí ở hải ngoại ít đưa ra việc này. Quả thật là tồi tệ, tồi tệ quá đi thôi. Có lúc còn gặp phải sự đe dọa hoặc làm khó dễ...
***
Muốn tiếp tục thôi hối lộ ở Việt Nam thì cứ hối lộ. Nếu muốn cho nước VN tiến triển thì phải ngăn chặn chuyện này.

***
Hối lộ là tiếp tay để họ có thêm lý do để làm phiền người kế tiếp. Nếu đa số không cho 1 xu thì chúng cũng không dám. Tại mình thôi.
***
Hối lộ xong rồi ra khỏi phi trường nên nói lớn cho mọi người cung nghe hoặc tố cáo được càng tốt!
***
Nếu về Việt Nam không hối lộ, thì các bạn đừng về. Còn khi bạn về thì phải biết điều với hải quan Việt Nam, mọi sự phiền phức với bạn sẽ không đến với bạn. Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc. Ðất nước của hối lộ, mọi sự êm đp với bạn khi bạn biết chi tiền cho hải quan Việt Nam, đó là việc quan trọng các bạn phải nhớ là các bạn móc tờ giấy xanh ra.

***
Nếu họ làm khó dễ thì về nói mọi người trên Facebook đừng bao giờ trở lại Việt Nam.

***
Các bạn Việt Nam xa quê thân mến!!! Các bạn đã ra đi vì nhiều lý do... (điều này tôi có thể không nêu ra). Nhưng tôi tin rằng các bạn đã học và hiều những điều tốt đẹp trên đất nước US, vì vậy các bạn đừng đem điều xấu vào nước Việt Nam mình đó là đưa hối lộ (dù rằng chỉ vài USD). Nhận hối lộ là điều xấu, nhưng đưa hối lộ còn xấu hơn. Vì vậy tôi mong các bạn về VN năm nay sẽ ăn Tết vui vẻ và hạnh phú đến mọi người.
***

Tôi không muốn cho nhưng không cho thì bị làm khó dễ.

***
Tại sao phải hối lộ? Tại các phi trường quốc tế, chúng ta có làm như vậy không? Xin đừng, cám ơn!

***
Tôi đi nhiều nơi trên thế giới, đến nhiều phi trường quốc tế nhưng chưa thấy nơi đâu khốn nạn bằng phi trường VN.

***
Về Việt Nam thăm thân nhân, chỉ vì $5 hay $10 mà để thân nhân chờ đợi, lo lắng thì đó là trách nhiệm của mình. Đã về là chấp nhận nếu không đừng về. Thế thôi.
***
Không nên tập hư hải quan tại Việt Nam. Mong mọi người đều phải tích cực điều này.

***
Buộc phải hối lộ thôi.
***
Tôi nghĩ không nên hối lộ vì làm như vậy là tập thành thói quen “thường ngày ở huyện”.
***
Buộc phải hối lộ để khỏi bị làm phiền.
***
Làm gì phải hối lộ cho hải quan Việt Nam. Tôi có bao giờ hối lộ đâu, cứ tự nhiên như bất cứ phi trường nào, đừng vì tâm lý sợ hãi không có thực rồi đi đút tiền trong passport cho họ...
***
Không nên làm chuyện như vậy... Vì làm như vậy sẽ làm cho nhiều công an gây rắc rối với nhiều người khác.
***
Hối lộ sẽ làm cho Việt Nam không bao giờ phát triển. Xấu sẽ gieo xấu.
***
Không cho tiền họ bảo đứng qua một bên cho giải quyết lý do thiếu thủ tục nhưng họ không nói thiếu cái gì.
***
Không hối lộ không qua được cửa.
***
Cũng giống như đại đa số người Việt ở hải ngoại, không thích Cộng Sản, không thích hối lộ, nhưng phải hối lộ khi vào cửa khẩu Việt Nam, đơn giản vì không muốn bị hỏi han khó dễ, tụi công an cố ý câu lâu làm bạn sợ mà phải đưa tiền...

* * *
Càng ăn hối hối lộ càng mau sập.
***
Có hối lộ, mục đích để cho nhanh không có nó sẽ làm khó mình.

***
Không hối lộ, vì như vậy CSVN tiếp tục thói hư tật xấu.
***
Chúng ta không thể tiếp tục hối lộ để cho vấn đề tham nhũng tại Việt Nam thêm trầm trọng, và sẽ làm cho các cán bộ, công an, viên chức chính phủ CSVN thêm giàu có và sẽ tự động làm cho dân chúng thêm nghèo khổ và khó khăn cũng sẽ làm cho vấn đề lạm phát bùng nổ. Xin cám ơn.

***
Hối lộ chẳng khác nào mình là người tạo ra vấn đề không bao giờ chấm dứt. Nếu đường đường chính chính thì tại sao phải sợ?

***
Nếu bạn không mang theo bất cứ hàng hóa nào bất hợp lệ hoặc vượt quá số lượng (theo quy định của Việt Nam) thì không có lý do gì mà sợ hãi và cũng không có lý do gì phải hối lộ cả.

***
Đã sống ở USA lâu thì vấn đề này là phạm pháp theo luật USA. Thật sự về Việt Nam không nên làm như vậy, mong mọi người đều hưởng ứng. Cám ơn.
***
Không nên hối lộ vì đó là làm sai pháp luật, có pháp luật thì mọi chuyển không gì xảy đến với bạn, ngoại trừ bạn là Việt Cộng.

***
Kính thưa quý độc giả, tôi đã bị hải quan tậi phi trường Tân Sơn Nhất làm khó khăn. Mặc dù người khách đứng trước tôi trình giấy tờ là người ngoại quốc (American guy), họ trình passport và ra đi bình thường. Còn tôi bị xét hỏi và coi giấy tờ rất kỹ... và còn đòi lục soát hành lý của tôi... Một điều rất buồn vì đất nước của mình và chính người mình làm khó dễ... Đó là hình thức muốn hối lộ. Họ ngồi phía dưới cái bàn trình passport và chuyển passport cho một người khác xem xét. Tôi chỉ nói lên điều không tốt... những ai về Việt Nam thăm quê hương chắc hẳn cũng đã biết điều đó...
***
Tại sao phải cho tiền hải quan, mình đâu có gì đâu mà phải sợ, tiền đó để cho trẻ mồ coi còn hay hơn.
***
Khi đau bụng muốn hạ phong, phải tống ra, nhưng tùy trường hợp nên hay không!!! Tự mình trả lời, không ai trả lời thế được!!!!
***
Cứ nghĩ rằng mình về Việt Nam cũng như đi du lịch các xứ khác xem sao.
***
Dù nói không hay có, người Việt có truyền thống bỏ tiền vào passport, và đi qua cửa khẩu, làm phiền cho những người đi sau bị phiền phức vì không chịu hối lộ hải quan Cộng Sản.

* * * *
Vào Tân Sơn Nhất trước tiên trình passport cho công an cửa khẩu, bạn đã được cấp visa nhập cảnh rồi mà tại sao phải hối lộ công an, vô lý! Phần còn lại là hành lý qua sự kiểm tra của hải quan nếu bạn không mang theo hàng hóa quốc cấm hay có tính cách buôn bán quá số lượng quy định thì tại sao phải hối lộ hải quan, vô lý! Bạn đã tiếp tay cho những hành vi hối lộ và tham nhũng. Đừng sợ hãi vô cớ, không ai dám làm gì bạn đâu.
***
Đúng luật thì không nên, nhưng nhớ là ở Việt Nam thì chỉ có luật rừng cũng như với chính quyền nhân dân, dân chủ thực sự thì chính phủ lãnh đạo chứ không phải cai trị kiểu lừa lọc, phát xít, độc tài như ở Việt Nam. Chuyện tham nhũng, hối lộ thì nước nào cũng có, nhưng với CSVN thì mức độ gấp trăm ngàn lần. Hối lộ từ trên xuống dưới, bác sĩ/y tá bệnh viện còn nhận hối lộ. Ở Mỹ hay những nước văn minh khác, bác sĩ/dược sĩ cũng có nhận hội lộ nhưng dứt khoát bệnh viện không bao giờ đòi hối lộ. Nếu bị phát giác (không xài từ phát hiện) và ra tòa thì ở Việt Nam dùng tiền hối lộ mua đứt luôn quan tòa/chánh án/công an.
Nếu được lựa chọn thì không ai muốn phạm pháp và tốn tiền cho họ, nhưng không lôi tiền thì nó có thể giữ bạn cả ngày nên mình thấy $5 thì không đáng với thời gian họ giữ mình lâu như vậy và gia đình đợi mình ở ngoài nóng nảy vì trời nắng.
***
Tôi nghỉ rằng nhân viên hải quan VN làm khó dể hay lục tung hành lý để gây áp lực là vì chúng ta chịu đưa tiền cho họ, nếu tất cả chúng ta coi chuyện đó là buồn cuời thì tôi nghỉ những gương mặt "khó chịu đăm đăm" như bà Thu Hồng chủ tiệm nail nói đó là của những hành khách đứng đợi tới phiên họ "bị lục tung" đang nhìn thẳng vào những cái mặt đang bị "quê xệ" vì những cái nhìn khinh rẽ của mọi người đang coi họ làm trò.
Nếu như mọi người cứ bình thản đứng quan sát nhân viên hải quan VN đang giả giờ lục lọi hành lý của mình; quan sát một cách "chăm chú" y như là mình đang kiểm soát họ chứ không phải là họ đang kiểm soát mình thì quí vị sẽ thấy cái mặt của họ cũng "tẻn tò" lắm đó. (phải quan sát chứ, bởi vì biết đâu họ đang tìm cách dấu đi một món nào đó thì sao).
Quí vị thử nghỉ đi, nếu có ai đó nhìn mình với ánh mắt coi mình như rác thối thì mình sẽ có cảm giác như thế nào. Thật ra những nhân viên này không phải là không có tư cách đâu, chẳng qua vì xã hội đã khiến họ phải "chay mặt" mà sống thôi. Thâm tâm của họ chắc chắn cũng có sự hổ thẹn đó.
Cho nên chúng ta chịu khó một chút, kiên nhẫn một chút, từ từ sẽ dẹp được tệ nạn nầy thôi.

Nguyệt- Omaha, Ne
***

"Tôi về Việt Nam đã nhiều lần và chưa bao giờ phải đưa hối lộ bằng cách nhét tiền vào passport. Tại sao phải làm như vậy chứ? Tôi thấy cách hỏi khi qua cửa hải quan ở TSN cũng giống như khi tôi đi qua những cửa khẩu của các nước khác, chỉ khác chăng là nụ cười và nét mặt của mỗi nơi mỗi khác mà thôi.
Nói rằng phải đưa tiền để hành lý khỏi bị lục soát, hay thân nhân không phải chờ đợi thì chính rằng những người đưa tiền đó là đã làm động lòng tham của người nhân viên đang làm nhiệm vụ. Về cửa khẩu LAX hành lý cũng bị lục xét vậy, nếu họ nghi ngờ gì đó, mà sao không thấy ai phàn nàn?"

Thanh Chuyên
***
Tôi ở Mỹ gần 36 năm và về Việt Nam được 3 lần. Lần đầu về một mình vào năm 1991, sau 17 năm, vì mang nhiều quà cáp và phim ảnh tôi bị làm khó dễ nhưng "khỉ đột Trường Sơn" chẳng ăn được 1 "xu đỏ" (red penny) của tôi.
Lần thứ nhì về vào năm 1995 với vợ và hai con nhỏ, lần này cũng chẳng phải bố thí cho "đười ươi Pắc Pó" 1 xu teng nào. Tuy nhiên cả gia đình tôi bị làm khó dễ và chúng tôi cũng là người cuối cùng của chuyến bay đươc ra khỏi cửa khẩu.
Lần thứ ba về vào năm 2005 với hai đứa con tuổi teen, lần này về đi du lịch Việt Nam và Á Châu (8 tuần) nên chỉ xách ba lô và vài vali nhỏ, không mang quà cáp nhưng mang tiền mặt tổng cộng gần $20,000 USD (có khai báo và số tiền này hợp pháp cho mức ấn định được mang vào VN cho 3 người).
Cũng như 2 lần trước tôi không "kẹp" không "gấp" các ông "Lincoln", "Hamilton" hay "Jackson" vào Visa "đỏ" hay Passport "xanh" nên khi đi đến hải quan thì bị hạch hỏi. Nào là "Sao mà mang tiền về nhiều thế?" nào là "Mang về cho ai?" "Sao về 8 tuần mà mang vali áo quần ít vậy?" vv và vv. Tôi trả lời "Nhiều thật nhưng cũng dưới mức ấn định cho 3 người! "Mang về đi chơi du lịch và ăn xài, nếu có cho ai thì đó là chuyện của tôi!"
Vì không có nhiều vali để lục lọi và để làm khó dễ cho nên sau 10 phút thì có một con "King Kong" của miền thượng du Bắc Việt, loài BBC (Big Boss Custom), tiến lại chỗ ba cha con chúng tôi đứng. Con King Kong này nhe cái hàm răng bàn cuốc và nói (đại khái là) "Bác và đất nước Việt Nam luôn luôn thương yêu và quí trọng khúc ruột ngàn dặm...Bác và đảng muốn các anh về VN du lịch vui chơi ăn xài thoải mái....Ráng xài hết 20 ngàn USD trước khi về Mỹ nhé! có như vậy thì dân chúng và đất nước mới giàu mạnh và phát đạt được...." Trong khi con "King Kong" đang giảng mô ran cho 3 cha con chúng tôi thì 3, 4 con "khỉ đột" "đười ươi" đứng đằng sau gật gù, gãi đầu và "khẹc khẹc" như biểu đồng tình. Nói xong King Kong bảo mấy con khỉ con cho chúng tôi đi. Đúng là bố khỉ!
Mình là "con người" nếu ngay thẳng và không làm gì sai thì tại sao phải luồn cúi, sợ sệt, và đút lót các "con khỉ" vô nhân bản đội xác người

Donald Thinh Nguyễn
***
Về tới Tân Sơn Nhất tôi đã nghe mùi coffee thoang thoảng ở quanh đây. Có lẽ chỉ có ở Việt Nam và không nơi nào có. Tờ khai nhập cảnh lúc đi ra mình đã làm thất lạc bị phạt 20USD. Quý vị nhớ giùm đừng làm mất. Đi vào không cho uống ca phê đi ra cũng phải cho. Và tôi chỉ cho một lần thôi rồi không muốn về nữa.

***

If you don't have anything to hide, then you never have to bribe anyone.

***

Lần đầu tiền về Việt Nam tôi bị bọn hải quan cửa khẩu giấu lén visa và họ lén người ta lấy lộn đi mất rồi, tôi bảo ai lấy lộn, tôi trả 100DL hải quan kiếm hồ sơ lấy lộn.

***

Tại sao phải hối lộ nếu bạn không làm điều gì trái pháp luật. Bạn hối lộ đó là điều nói lên rằng bạn đang mang theo đồ quốc cấm thì phải?
***
Không hối lộ $ thì họ làm khó khăn mình mất thời giờ.
***
Tôi không thích bị như vậy! Nếu bị vậy thì chắc hàng triệu người về Việt Nam, 1 ngày vậy thì chắc chắn kiền tiền dễ hơn là đi cướp...

***

Không cho dù chỉ một xu, thà rằng để tiền cho người nghèo thật sự cần giúp đỡ.
***
Nếu chúng ta cầm USA passport thì nhất thiết không phải làm thế, và mong tất ca bà con người Việt hải ngoại phải đồng lòng không để tiền vào passport thì công an hải quan cửa khẩu chẳng dám làm gì chúng ta. Vì số lượng người đông chúng ta cũng không dám làm bậy đâu, chỉ vì chúng nó lợi dụng tính dễ dãi và hào phóng của công dân Mỹ mà thôi. Chúng ta không làm bậy chúng ta không sợ gì hết. Họ cần chúng ta về để thu hút ngoại tệ chứ không có ưa thích gì người Việt hải ngoại đâu.
***
I don't receive a bribe.
***
Không có tiền vào ngồi chờ nóng chết luôn.
***
Nhất quyết không cho một xu... Chưa từng thấy có đất nước nào làm cái trò bỉ ổi này như CSVN.
***
Không hối lộ khó mà yên thân với tụi nó.
***
Khi chúng ta đã được tòa lãnh sự Việt Nam cấp visa vô Việt Nam, thì chúng ta không phải sợ công an cửa khẩu làm khó dễ nữa, nên không cần phải bỏ tiền vào passport. Chỉ có một điều là khi chúng ta mang nhiều hàng về thì nên cho hải quan tiền để khỏi bị phiền phức thế thôi.
***
Tại sao phải hối lộ? Tôi thật sự không hiểu được có nhiều người hối lộ cho hải quan.
***
Lần đầu tiên về thăm quê sau 6 năm xa cách, trở về Việt Nam tôi có hối lộ hải quan Việt Nam $5. Tuy không nhiều nhưng tôi cảm thấy khó chịu vì tự nhiên tốn tiền vo lý trong khi ở phi trường nước ngoài mình không phải trả một chi phí nào dù $1.
Nhưng 3 lần sau này tôi không đưa tiền nữa vì tôi thấy mình không có làm gì sai trái, không chuyển đồ quốc cấm quý hiếm nên tôi không hối lộ nữa và tôi cũng đã qua trót lọt, dù có nhìn thấy gương mặt của người hải quan không mấy gì vui. Tôi chỉ tốn tiền vì không khuân vác nổi mấy thùng hàng 50lbs, nên tôi phải cho những người khuân vác coi như trả tiền công dù biết rằng nhà nước Việt Nam cũng đã trả lương cho họ.

***
Không bao giờ cho tiền tụi nó.

***

Không hối lộ để nâng cao trình độ dân trí của nhân viên hải quan.

***
Hội là là hành động phạm pháp trong bất cứ nước nào. Chỉ vì muốn những việc không giống mọi người theo luật lệ mới hối lộ để cho dễ qua.
***
Khi đến PTTSN kẹp vào passport 5 hay 10 cho tụi hải quan thứ nhất là mình khỏi bị làm phiền, thứ hai là coi như thảy cho con chó chờ 1 cục xương. Đó là ý kiến của tôi.
***

Tôi đã từng thử không cho tiền nhưng tôi thấy trở ngại là hỏi đủ thứ những chuyện không đâu, lần sau tôi về và cho tiền thì mọi việc rất là nhanh.

***
Nếu hối lộ họ sẽ bị tự phạm luật.
***
Việt Nam có rất nhiều tham nhũng.

***

Bỏ trong hộ chiếu $5 là vui vẻ cả làng... Họ sẽ đối xử đẹp... Đóng tiền đi trước đóng tiền khôn... Thời nào không có hối lộ mấy ông???
****
Bạn nên biết công an hải quan đã phải hối lộ bao nhiều để được làm tại cửa khẩu. Họ phải làm đủ cách để lấy tiền hối lộ lại. Nếu thấy chuyện hối lộ là không nên thì tùy theo bạn. Bỏ thói hư hối lộ tại Việt Nam là điều không thể nào được cũng như bắc thang lên hỏi ông Trời có tiền hối lộ có cần hay chăng!?
****
Nếu về Việt Nam với một cái xách tay và vài ba bộ quần áo thì không cần phải cho $5 hoặc $10, nhưng nếu về Việt Nam với 2 vali hành lý và một cái xách tay thì đương nhiên bạn phải lì xì cho áo vàng cửa khẩu rồi (nếu bạn muốn khỏi bị mấy ông áo vàng hành xách, v.v.)
***
Đây là tật xấu của người Việt và cũng chứng tỏ người Việt hải ngoại sợ Cộng Sản như sợ cọp. Tui không cho thằng Việt Cộng nào cả và cũng chẳng sợ thằng nào.
***
Hối lộ là hành vi của kẻ phạm tội, mình về thăm quê hương không có gì là tội cả, nhiều khi hối lộ là một cái tội trong thời gian mà người ta đang bài trừ tham nhũng.

***

Xin chào quý vị độc giả của báo Người Việt, tôi có vài ý kiến đóng góp như sau, tôi có vài lần về Việt Nam thăm gia đình, theo như các bạn biết ở Việt Nam mình thì tệ nạn hối lộ đương nhiên đã đạt đến mức phải báo động. Tôi thử có một lần tôi không đưa tiền thì nhân viên hải quan họ hỏi tôi đủ thứ chuyện, thấy vậy tôi thử đưa tiền thì lập tức họ thay đổi cách đối xử liền và họ cho qua một cách lẹ làng, vì vậy tùy bạn suy nghĩ và đối phó trong tình huống khi bạn về Việt Nam. Thân chào.
***
Cương quyết không bao giờ cho hối lộ hải quan Cộng Sản.
***
Tại sao mình phải cho hải quan? Phải chăng mình đem đồ bất hợp pháp? Nếu nghĩ là mình muốn giúp hải quan. Xin lỗi, tui nó giàu lắm, và có thể giàu hơn quý vị. Đem tiền đó mà cho người nghèo, hoặc là con cháu, thân nhân quý vị còn khó khăn ở Việt Nam thì giá trị biết bao lần. Tóm lại, nếu chúng ta muốn sống đàng hoàng, muốn giúp con cái sống mẫu mực, thì đừng nên hối lộ, vì hối lộ là phạm pháp.
***
Khi về Việt Nam, nếu bạn bỏ tiền vào chẳng khác gì bạn tiếp tay cho Việt Cộng tham nhũng và hội lộ. Tôi về Việt Nam tháng 6 vừa qua, chuyến đi và chuyến về đều bị hải quan làm phiền, nhưng tôi vẫn bình tĩnh và làm theo đúng ý định là không hối lộ.
***
Muốn bị kẹt thì cứ thử coi. Đi với phái đoàn thiện nguyện lại càng kẹt hơn.

Sunday, January 23, 2011

Nhà còn chút măng khô & một ít chân giò nên mới "rặn" ra món này...

IMG_0135

Lâu lắm rùi mới ăn lại món Bắc Kỳ

Monday, January 17, 2011

NƯỚC MẮT CHẢY XUÔI

Cứ mỗi lần có dịp phải vào nhà dưỡng lão để thăm người quen hay bạn bè, tôi thường có những suy nghĩ và ám ảnh, liệu rồi sau này lúc già yếu, bệnh hoạn, tôi có phải vào nằm ở đây không, mà ví như cha mẹ tôi còn sống, tôi có khả năng nuôi nấng săn sóc cha mẹ tôi ở nhà không hay lại phải đưa quý cụ vào đây?
“Nước mắt chảy xuôi” là thành ngữ Việt Nam nói đến tình thương chỉ có thể từ cha mẹ dành cho con cái, theo dòng thuận của đời người, từ cao xuống thấp, để khuyên chúng ta đừng đòi hỏi một sự báo đáp từ con cái. Nhưng sự thật, các bậc cha mẹ cũng buồn lòng khi thấy con cái đối xử với mình tệ bạc, nhất là đến tuổi già, bệnh tật, có khi bị bỏ quên, cha mẹ cảm thấy cô đơn, cần sự an ủi, săn sóc. Trong một bài viết về nỗi niềm của cha mẹ già bị bỏ quên trong xã hội hôm nay, tôi nhận được lá thư của một vị cao niên ở tận miền Ðông, bày tỏ ý kiến của cụ:
“Tôi đã khóc, khóc cho chính mình và cho ai trong tuổi già ở xứ này. Ông kể lại có cụ già đã chết cả một hai tuần, không ai biết. Con cái ở đâu? Ðó là những người có con mà còn vậy, còn những người không con thì chắc phải vô trường hợp này quá. Vì tôi không con gái, chỉ hai ‘đực rựa’, một ở Cali, một ở gần đây, nhưng ít khi kêu, và có khi không kêu hỏi thăm được một tiếng, lúc cần tiền hay cần gì đó mới kêu. Có lúc tôi nghĩ: hay mình bất hiếu với cha mẹ nên con cái nó bạc với mình chăng?
Ở Florida này cũng có một bà Việt Nam ở riêng, mỗi tuần có cậu con trai mang đồ ăn tới. Hôm đó cậu ta kêu cửa, nhưng không ai ra mở. Cậu ta tưởng bà cụ đi vắng bèn treo gói đồ ăn vào hàng rào cổng. Mấy ngày sau trở lại, thấy gói đồ ăn vẫn còn, mới khám phá ra bà mẹ đã chết. Thật là thảm!”
Ðây chắc chắn là chuyện này có thể tránh được. Nếu mẹ ở nhà riêng, con nên có một cái chìa khóa nhà để dùng lúc cần thiết. Ðem thức ăn đến cho mẹ, khi mẹ đi vắng, dù bận thế nào đi nữa, thì cũng vào nhà, để thức ăn vào tủ lạnh cho mẹ. Nếu mẹ ngủ thì cũng vào nhà xem mẹ có khỏe không? Ðiện thoại cho mẹ nhiều lần mà không nghe trả lời thì phải nhờ người ở gần, đến gõ cửa nhà mẹ xem sao, hay vội vàng chạy lại xem sự thể thế nào?
Câu chuyện như trên có thể xẩy ra bất cứ ở đâu.
Trái tim của người mẹ có nhiều chỗ dành cho đứa con, như đôi cánh của một con gà mẹ có thể dang ra che kín mười đứa con bé dại, nhưng người mẹ có chỗ nào trong trái tim của con. Ngày xưa, mẹ chưa bao giờ biết nói tiếng “bận” với con. Khi đang ăn mà con “làm bậy” cũng phải buông đũa đứng dậy. Nửa đêm dù đau yếu, mỏi mệt nghe tiếng con khóc cũng phải mở mắt, vỗ về và ôm con vào lòng. Sao các con bây giờ vẫn thường nói tiếng “bận” với cha mẹ. Vì bận nên các con đưa cha mẹ già lú lẫn vào nursing home, vì bận, nên theo lời một cô y tá cho biết, nhiều gia đình bỏ cha mẹ vào đây rồi không bao giờ lui tới thăm viếng. Cô cho biết nhiều người đã ở đây năm sáu năm rồi, không hề có ai lai vãng. Có bao nhiêu lý do để những đứa con có thể nêu ra để không còn chỗ nào trong lòng, nhớ đến cha mẹ. Nếu là đàn ông chúng ta nên vui, vì hiện nay trong các nhà dưỡng lão 70% là quý bà, vì các ông đã quy tiên sớm hơn vợ mình, thông thường ít nhất là 6 năm, để ngày nay khỏi phải chịu cảnh cô đơn, buồn tẻ.
Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home. Trên hành lang dẫn vào phòng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nhìn những người qua lại. Các cô y tá đã sắp xếp cho các cụ ra ngồi trên hành lang đối điện với văn phòng làm việc, một phần để trông chừng các cụ, một phần cho các cụ đỡ buồn. Nhưng các cụ nhìn sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đã gục đầu xuống ngủ. Giá mà có người đẩy xe lăn đưa các cụ đi dạo một vòng ngoài trời nắng ấm kia, chắc hẳn các cụ vui hơn và biết đâu cuộc sống sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa. Giờ này trong công viên hay trên những con đường trong thành phố nhiều người mẹ đang đẩy chiếc xe đưa con đi dạo, nhưng vài mươi năm nữa ai sẽ đẩy chiếc lăn cho bà. Phải chăng định luật của cuộc sống và tình thương là “nước mắt chảy xuôi”, sẽ không bao giờ có một dòng nước chảy ngược về nguồn.
Người Âu Mỹ thường thèm địa vị của các bậc cha mẹ người Á Ðông lúc về già vẫn còn được con cái lui tới săn sóc, nhưng họ cũng nên nhớ lại, họ chỉ nuôi con cho đến năm 18 tuổi là hết bổn phận, trên pháp lý, không ai trừng phạt gì họ được, mà trên mặt tình cảm cũng không có gì phải cắn rứt lương tâm. Trong xã hội văn minh này, một đứa trẻ bỏ học, đi lang thang ngoài đường hay bị đối xử tàn tệ, cha mẹ có thể ra tòa và mất quyền nuôi dưỡng, còn những cụ già vô gia cư, đói khát bị bỏ bên lề đường, không ai có trách nhiệm và chẳng có ai phải ra tòa. Ðiều đáng nói là các cụ già cũng như những đứa trẻ, đều yếu đuối, không có khả năng tự bảo vệ và rất dễ xúc động, buồn vui. Trong một xã hội đáng gọi là văn minh, các trẻ em và người cao niên đều được che chở, bảo vệ và săn sóc chu đáo. Các cụ có các cơ quan xã hội lo thuốc men, thực phẩm nhưng với nỗi cô đơn, phiền muộn ai là người lo cho các cụ, trong khi những đứa trẻ có người an ủi, vỗ về và nói với nó những lời dịu ngọt.
Ngân khoản của liên bang cấp để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng có đến 90% dành cho việc ngăn ngừa lạm dụng trẻ con, 7% để ngăn ngừa bạo hành trong gia đình nhưng chỉ có 2% sử dụng trong việc ngăn ngừa ngược đãi người già. Không biết có bao nhiêu đạo luật và ngân khoản dành cho việc chống lại việc ngược đãi súc vật? Cứ vào “Pet-Abuse.com” chúng ta sẽ tìm thấy hàng nghìn trường hợp công dân Mỹ, già và trẻ, đàn ông lẫn đàn bà bị tù tội, phạt tiền vì bạc đãi, bỏ đói, đánh đập hoặc giết những con vật thân yêu trong nhà. Bỏ quên một bà mẹ già trong nhà dưỡng lão nhiều năm có phải là một trường hợp ngược đãi không? Tôi nghĩ là không. Nếu có, luật pháp đã bắt đứa con phải phạt vạ hay vào nhà tù.
Theo người xưa, tuổi thọ là một ơn Trời và là một phúc đức lớn cho gia đình nào có cha mẹ tuổi thọ cao, trước nhất là của chính người cao tuổi nhưng đồng thời cũng là cho con cháu, bởi vì cha mẹ có sống lâu, con cháu mới có cơ hội được thể hiện lòng hiếu thảo. Có ba điều người ta thường mong ước ở đời là Phước, Lộc và Thọ. Phước có chỗ đứng cao hơn hết, Lộc thì phù du mà Thọ chưa hẳn đã là may mắn.
(Huy Phương)

Saturday, January 15, 2011

Thương Ít? Thương Nhiều?

Lúc nhỏ hơi bị tánh ganh tị nên tui hay hỏi má tui "Trong nhà Mạ thương ai nhất?", thì lúc nào câu trả lời cũng là "Đều là con, ai Mạ cũng thương bằng nhau...". Sau khi lập gia đình và sinh được đứa con gái đầu lòng, thì tui tự nghĩ là dù trong tương lai có đẻ nữa hay không thì chắc mình cũng sẽ thương đứa này nhất, nhất, nhất...
Đến khi lỡ dại bị "phọt" ra thêm một thằng nhóc, thì tui lại nghĩ khác vì thấy nó bé nhỏ, yếu đuối nên cần được che chở, thương yêu & quan tâm nhiều hơn đứa lớn. Rồi khi  thằng nhóc lớn hơn một chút thì con nhỏ lại bước vào lứa tuổi... "Ứa kho" nên bao nhiêu tình cảm, thương yêu tui lại dành hết cho thằng nhóc vì lúc nào nó cũng đeo bên cạnh và thỏ thẻ mọi chuyện với mẹ.
Bây giờ con gái  bước vào tuổi 21, đã biết suy nghĩ hơn nhưng lại có bạn bè, có thế giới riêng, nên ít gần gũi và hiếm khi chịu đi chơi chung với gđ... chỉ có thằng nhỏ là luôn luôn có mặt "trên từng cây số", nên càng thấy thương nó hơn...
IMG_9714
Cùng một cha, một mẹ sinh ra mà hai đứa tánh nết khác hẳn nhau, thằng con trai thì là người tình cảm, ý tứ, biết quan tâm tới người khác, biết phụ giúp việc nhà, biết thương và làm vui lòng mẹ, còn con gái thì... huhu
Như tối qua, tui chui vô phòng sớm vì long thể bất an, vậy là con trai cũng bưng cái laptop chui vô theo, thấy tui nằm và ho luôn miệng, nó nói "Mẹ chờ con chút, con làm cái này cho mẹ." nói xong, bỏ laptop & nhảy liền xuống giường, làm tui đây cũng nhảy theo để lấy sẵn cái máy hình...
10 phút sau...
IMG_4297

Một ly trà nóng kèm theo chanh & mật ong.... buồn cười nhất là có thêm một chai hand sanitizer.
IMG_4296

Công bằng mà nói ai mà chẳng thương con do mình mang nặng đẻ đau sinh ra, nhưng còn chuyện thương nhiều hay ít thì tùy thuộc vô tánh nết của mỗi đứa, theo tui thì cha mẹ nào mà nói "thương bằng nhau" thì đó là câu nói không thật từ đáy lòng.
Và bây giờ nếu có ai hỏi tui "Trong nhà tui thương ai nhất?", thì tui thành thật trả lời "Thương cu Tí nhất". Còn vài chục năm sau... thì chắc chắn câu trả lời sẽ thay đổi "Tui thương tui nhất!" :D