Sunday, August 29, 2010

"Phóng Sự Cộng Đồng" - Giới thiệu tuyển tập Tạp Ghi "Hạnh Phúc Xót Xa"


Westminster, CA - Với bốn tác phẩm được đều đặn ra mắt độc giả trong khoảng 6 năm nay, nhà văn Huy Phương lại sắp gửi đến độc giả tác phẩm thứ năm của ông, tác phẩm “Hạnh Phúc Xót Xa” vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật, 29 tháng 8 tuần này, tại phòng sinh hoạt của nhật báo Người Việt. Ðịa chỉ: 14771 Moran St., Westminster. CA 92683.
Photobucket 

........................
Westminster (TB.)
Photobucket 

Hơn 200 bạn bè, thân hữu và những người yêu mến nhà văn Huy Phương đã đến hội trường nhật báo Người Việt vào buổi chiều Chủ Nhật, 29.8.2010 để tham dự buổi ra mắt cuốn Tạp Ghi thứ năm của ông mang tên”Hạnh Phúc Xót Xa”.
Photobucket 

...
Photobucket 


...
Photobucket
...
Photobucket
...
Photobucket
...
Photobucket
...
Photobucket
...
Photobucket
...
Photobucket
...
Photobucket
...
Photobucket  
Ngồi sau chiếc bàn dài đặt phía trong hội trường, với sự phụ giúp của một số thân hữu, nhà văn Huy Phương liên tục vừa tặng chữ ký của mình trên trang đầu tác phẩm, vừa trả lời những câu thăm hỏi của bạn bè, thân hữu đến với ông.
Photobucket 

...
Photobucket

...
Photobucket
...
Photobucket
...
Photobucket
...
Photobucket
...
Photobucket
Vào lúc 2 giờ 30, dưới sự điều hợp khéo léo của MC Ðỗ Tân Khoa, chương trình được khai mạc với phần chào cờ Việt Mỹ và phút mặc niệm.
Photobucket
...
Photobucket
MC. ÐỗTân Khoa cho biết, theo lời nhà văn Huy Phương, buổi ra mắt Tạp Ghi của ông không có phần giới thiệu quan khách như thường lệ, vì ở đây không có quan khách, mà chỉ có những bạn bè, thân hữu vì thương mến tác giả mà đến đây.Photobucket
Ba nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng được mời lên giới thiệu về tác phẩm “Hạnh Phúc Xót Xa” là nhà văn Phạm Phú Minh, Photobucket
Ký mục gia Bùi Bảo Trúc Photobucket
và nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Photobucket
Nhà văn Phạm Phú Minh cho rằng những cuốn tạp ghi của Huy Phương ra đời từ mấy năm nay trong cộng đồng chúng ta là một hiện tượng đặc biệt, ông Phạm Phú Minh nhắc lại, từ năm 2003 đến nay, cứ vài ba năm, nhà văn Huy Phương lại cho ra mắt một cuốn sách, tập họp những bài viết ngắn mà ông gọi là Tạp Ghi và ông giải thích, vì sao gọi là đặc biệt: “Gọi là đặc biệt không chỉ vì khả năng sáng tác đều đặn của một người nay tuổi đã ngoài bảy mươi, nhưng phần chính là vì nội dung phong phú, và ngày càng phong phú của các cuốn tạp ghi mà ông xuất bản”
Là một nhà văn, ông Phạm Phú Minh đưa ra nhận xét về lối viết Tạp ghi như sau: “Ðây là một thể loại, mới ngó ta có cảm tưởng dễ viết vì có thể sản xuất nhanh không bị ràng buộc nhiều về kỹ thuật, nhưng số người thành công không nhiều, vì phải khéo chọn đề tài và phải có tài vận dụng khả năng nhận xét và bình luận một cách độc đáo, thâm thúy thì mới được độc gỉa tán thưởng. .. Ðến ngày nay thì tạp ghi của nhà văn Huy Phương đã được tinh luyện đến cao độ. Vẫn theo công thức là ghi nhận những sự việc, những biến cố xảy ra trong cuộc sống quanh mình, rồi từ đó phát triển ra thành bài viết với những nhận xét và ý kiến riêng của mình, nhà văn Huy Phương đã tự đặt cho mình một tỉ lệ cho nội dung bài viết: tài liệu cụ thể chiếm 30%, lời bình của tác giả chiếm 70% còn lại. Dĩ nhiên đó là một tỉ lệ hợp lý: nếu nhiều sự kiện qúa thì sẽ giống như một bản tin, nếu ít yếu tố có thật qúa thì sẽ có khuynh hướng thành tùy bút..” Một nhận xét khá chính xác của người giới thiệu khi ông Phạm Phú Minh cho rằng “Điều đáng nói thứ nhất là cách chọn đề tài của ông: toàn là những chuyện rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Mỗi hăm mươi bốn giờ trôi qua, biết bao là sự việc, là tin tức đến với một con người sống trong xã hội, nhất là trong thời đại thông tin bùng nổ như bây giờ. Hầu hết chúng ta đón nhận thông tin một cách vội vã, có khi cầm tờ báo chỉ lướt mắt nhìn qua các tin chính, và ít khi chúng ta suy nghĩ sâu xa về một sự kiện nào. Nhưng đối với Huy Phương thì khác, ông nhìn tin tức với con mắt và tấm lòng khác hẳn đa số chúng ta, có những cái đối với chúng ta rất bình thường, hầu như chẳng có gì đáng nói, ấy vậy mà đối với Huy Phương có thể là một đề tài rất hay”.  Nhà văn Phạm Phú Minh kết luận bài giới thiệu của ông cũng bằng một nhận định mà ít người nghĩ tới: “Có thể nói Huy Phương là một người đang lo bảo vệ cuộc sống chúng ta, những người di dân đang phải đối diện với rất nhiều vấn đề do sự thay đổi đột ngột môi trường sống. Ông có một ý muốn rất tích cực là góp phần, một cách liên tục không mệt mỏi, để đưa ra những điều chỉnh, sao cho những điều khó khăn, trục trặc trong cuộc đời tỵ nạn của người Việt Nam ngày một giảm thiểu, để tất cả chúng ta đước sống xứng đáng hơn, hạnh phúc hơn nơi quê hương mới của chúng ta.” 
Photobucket 
Người điều hợp chương trình buổi RMS hôm nay, Đỗ Tân Khoa đã nó rằng, “hai cô ca sĩ có đời nào yêu nhau, vậy hai người cùng viết một thể loại phiếm và tạp ghi như Huy Phương và Bùi Bảo Trúc có ưa nhau không?” Để đáp lại câu hỏi này, ký mục gia Bùi Bảo Trúc, người thứ hai lên giới thiệu về Tạp Ghi “Hạnh Phúc Xót Xa” đã xác định rằng ông rất thích Huy Phương. Với lối trình bày dí dỏm pha lẫn sự hóm hỉnh rất dễ thương, Bùi Bảo Trúc đã làm người nghe cảm thấy như lột tả được hết tính nhân bản trong con người của nhà văn Huy Phương. Huy Phương là một nhà giáo nên lối viết của ông chừng mực, ông nhìn sự việc ngoài đời với cái tâm lành của ông, mỗi bài viết của ông khiến người đọc cảm thấy gần gũi và yêu ông hơn. Về kỹ thuật, người viết cho một mục như phiếm hay tạp ghi trên báo phải làm việc có kỹ luật, giờ giấc, tuy vậy mỗi đề tài chọn lựa phải là điều mới lạ và gần gũi để có thể đem đến cho độc giả sự mong đợi và ham thích.
Photobucket 
Trong phần kết luận, Nhà văn Bùi Bảo Trúc nói cách đây nhiều năm, khi đọc tác phẩm tạp ghi đầu tiên “Nước Mỹ Lạnh Lùng”của Huy Phương, ông đã có ý kiến: “Huy Phương là người viết tạp ghi hay nhất ở hải ngoại.”  Ngày nay Bùi Bảo Trúc vẫn giữ y nhận xét ấy.
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, phát biểu đồng tình với nhà văn Huy Phương về những điều tác gỉa đã viết viết trong tập tạp ghi “ Hạnh Phúc Xót Xa”, nhất là về thân phận con người hiện nay ở quê nhà. Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã cám ơn tác gỉa về những con số thống kê “không ngờ” mà ông mới biết qua tác phầm này. Ông đồng ý với tác gỉa về điều phải giữ gìn và phát triễn cho nền văn chương của người Việt tỵ nạn ở hải ngoại để mai sau còn làm vốn liếng cho văn hoá cho dân tộc, vì những người viết văn trong nước, dưới chế độ Cộng sản đã đánh mất sự chân thật của ngòi bút, đã đánh mất “cái tôi” và chỉ viết theo chỉ thị hay phục vụ cho chính quyền, vì nhà văn chỉ là công cụ.

Nhà văn Huy Phương sau đó đã lên diễn đàn cám ơn Nhật báo Người Việt đã cho ông một mảnh đất “dụng võ” từ năm 1992 cho đến nay để khai phá, gieo hạt và chăm sóc để có kết quả ngày hôm nay với 5 tuyển tập tạp ghi với sự yêu thương của độc giả. Photobucket
Ông cho rằng nhiều người đã nói ông viết qúa buồn, luôn luôn đem lại những nỗi đau đớn xót xa như trong hai tác phẩm cuối cùng là “Nhìn Xuống Cuộc Đời”và “Hạnh Phúc Xót Xa”, Tác gỉa Huy Phương giải thích vì sao ông dùng  nhan đề tác phẩm là Hạnh Phúc Xót Xa. Ông không ca ngợi phồn vinh của những tòa biệt thự nguy nga, đồ sộ đang mọc lên tại Việt Nam, không ca ngợi những sân golf, những nhà hàng mọc lên như nấm, chủ nhân ông của những chiếc xe hơi hạng sang nhất thế giới, nhưng với những điều ngậm ngùi, xót xa và trăn trở hàng đêm với câu nói của một đứa trẻ xin ăn khi chúng thốt lên: “Bà ngoại ơi, ngoại cho con 5 ngàn con sẽ cầu nguyện bà Chúa Xứ cho con gái ngoại có chồng Ðài Loan”. Đất nước ấy, mà chính quyền cho rằng người dân có hạnh phúc, chỉ là thứ hạnh phúc xót xa của người con gái bán thân, những bé gái làm nô lệ tình dục, những người phụ nữ đi ở đợ hay những thanh niên phải lặn lôi ra đi làm thuê ở xứ người.Photobucket
Nghệ sĩ Chí Tâm đóng góp trong phần trình diễn bằng những bài hát về quê hương và một màn tân cổ giao duyên cùng với ca sĩ Đan Vy. Trong một bài hát do anh sáng tác, Chí Tâm đã nói đến hai chữ “con và cái”, cái đầu tuy bất động, không linh động được như cái “con” nhưng biết nhúc nhích vì có suy nghĩ . Về con, thì con chó ở đất Mỹ còn sung sướng hơn con người ở quê nhà. Phần phụ diễn này rất phù hợp với chủ đề “Hạnh Phúc Xót Xa”, cũng như những gì nhà thơ Nguyễn Chí Thiện nói về đất nước Việt Nam hôm nay. Photobucket
...
Photobucket
...
Photobucket
Ðọc những tạp ghi của nhà văn Huy Phương và nay nghe chính ông thổ lộ tâm sự, cùng với nhân xét của các ông Phạm Phú Minh, Bùi Bảo Trúc, Nguyễn Chí Thiện và cả Ðỗ Tân Khoa nữa, mọi người mới thấy cái “tâm” trong con người của nhà văn Huy Phương, một cái tâm hiền hòa và một cái đầu lúc nào cũng xót xa khi nghĩ đến những thảm cảnh đang xảy ra trên quê hương cũng như ngay trong cuộc sống của người Việt tha hương. Lối viết của ông thận trọng, gần gũi, nên được sự theo dõi và ủng hộ tối đa của độc giả xa gần, do đó sách của Huy Phương được tái bản nhiều lần. Buổi giới thiệu tác phẩm “Hạnh Phúc Xót Xa” của nhà văn Huy Phương được xem là một trong những buổi ra mắt thành công nhất tại Nam California.Photobucket
...
Photobucket
...
Photobucket
...
Photobucket
...
Photobucket
Quý độc giả ở xa muốn mua sách, xin liên lạc với tác giả qua số điện thoại (949) 241- 0488
(* Hình chụp bởi PV. Hai Hô, Bài copy @Thời Báo) 
Photobucket 
...
Photobucket
...
Photobucket
...
Photobucket
...
Photobucket  

... 
Photobucket
Cám ơn 2 bạn hiền đã ra phụ trong ngày RMS cuả ba tui http://matcuoi.com

Thursday, August 26, 2010

Thứ Năm Vào Bếp - Gỏi Đu Đủ Khô Bò.


Ghé nhìn diã gỏi nhà Bon.
Thấy còn đu đủ nên lo mua bào,
Mua rồi mới thấy "bị hao"!
Thôi thì để mượn, lúc nào rồi mua.
Khô bò, rau quế, dấm chua,
Mua thêm tương ớt, với chai xì dầu.
Chẳng còn muốn ghé vào đâu,
Miệng thèm rõ giãi trông mau dzià nhà,
Dzià rồi mới soạn đồ ra..
"Úm ba la" một tiếng cả nhà được ăn.  
                 
Photobucket

Saturday, August 21, 2010

Mẹ và Vu Lan

Cách đây vài năm, tại một tiệm phở quen, tôi thường gặp một ca sĩ khá nổi tiếng thường đưa bà mẹ già của cô đến đây dùng bữa. Tôi đã nhìn thấy cảnh cô mở cửa xe, dìu mẹ đi từng bước chậm chạp, đỡ cánh cửa cho mẹ, kéo ghế ngồi cho mẹ. Nhìn cách cô chăm sóc bà cụ một cách chu đáo trong lúc ăn, tôi bỗng nhớ đến bà mẹ tôi đã qua đời, và tôi ước ao phải chi tôi cũng còn mẹ. Nhưng phải hổ thẹn để nói thêm rằng, nếu còn mẹ, tôi có chịu khó dắt mẹ tôi, một khi đã đi đứng khó khăn, run rẩy ra ngoài, vào tiệm ăn như cô ca sĩ kia đã làm không, hay chọn cách để bà ở nhà và mang về cho bà một món ăn “to go” cũng gọi là đã quá hiếu thảo. Tôi biết bà mẹ già kia hẳn lấy làm vui được cô con gái đưa đi ra ngoài, nhìn cảnh phố xá và sinh hoạt như một người trẻ tuổi, khỏe mạnh. Tôi chưa gặp lần nào cô đi với bạn trai hay bạn gái đến tiệm ăn này mà lúc nào cũng gặp cô đi với bà mẹ già. Mấy ai đã làm được điều đó. Chúng ta thường thấy trong các tiệm ăn, cha mẹ dắt bế con nhỏ theo, có ghế cao dành cho trẻ, choàng khăn vào cổ cho con, đút cho con từng muỗng cơm hay phở, chịu cảnh đổ tháo vương vãi mà vẫn vui vẻ, nhưng ai đã chịu săn sóc cha mẹ già trong tình huống như thế.
Con người có hai giai đoạn yếu đuối nhất là lúc trẻ thơ và lúc đến tuổi già. Tuổi thơ không có kinh nghiệm sống và sống theo bản năng, chưa có trí tuệ, không biết hồi tưởng. Tuổi già có kỷ niệm, có cuộc đời đã trải, thiếu thốn biết đau khổ vì có sự so sánh và cũng yếu đuối, đôi khi trở thành ngờ nghệch như đứa trẻ:“người già bằng ba con nít” và cũng thật thà: “ra đường hỏi người già, về nhà hỏi con nít.” Cả hai đều đáng cho xã hội lo âu chăm sóc, vì vậy mà chúng ta có nhà giữ trẻ, hay viện dưỡng lão. Trên xe bus, xe lửa có chỗ cho người già, các tiệm buôn giảm giá cho các vị cao niên. Cổ nhân có câu: “kính lão đắc thọ” vì tuổi già là nơi chúng ta sẽ đến, không ai tránh được, đạo lý ấy rất đáng được cho chúng ta lưu tâm. Ông Mạnh Tử thì lại có câu: “Người tóc bạc không phải đội nặng ở ngoài” (Ban bạch giả bất phụ đái ư đạo lộ hỉ).
Một đứa trẻ đói, lạnh hay gặp điều bất như ý không cảm thấy khó chịu và khổ tâm bằng người già, nên người già đáng được xã hội quan tâm hơn con trẻ, và tôi thà có một tuổi ấu thơ nhọc nhằn hơn là một tuổi già vất vả, nghèo đói và khổ tâm. Chúng ta đã thấy cảnh những bà cụ già ở Việt Nam vào tuổi 80 còn buôn thúng bán bưng, vất vả ở vệ đường hay khuya sớm mò cua bắt ốc, tội nghiệp và xót xa biết chừng nào. Ðó là hoàn cảnh những người già neo đơn trong một xã hội chưa có điều kiện hay thiếu sót sự quan tâm đối với lớp người già. Ông bà cũng phải cấy cày mửa mật ra mới có cái ăn trong bài hát của nhi đồng miền Bắc: “Cháu lên ba. Cháu vô mẫu giáo. Cô yêu cháu vì cháu không khóc nhè. Không khóc nhè để mẹ trồng cây trái, ba vào nhà máy, ông bà vui cấy cày. Là lá la la.”
Là người, ai cũng được dạy dỗ phải biết thương yêu, dạy dỗ và bảo vệ con cái, tượng trưng là con gà mẹ kiếm mồi nuôi con, xòe đôi cánh để bảo vệ sự tấn công của con diều hâu hay cảnh con chim mẹ tha mồi về tổ mớm cho con, nhưng không có thấy hình ảnh đẹp đẽ nào để nói đến con cái lo chăm sóc cho cha mẹ đã già cũng yếu đuối không thua gì trẻ thơ. Cổ nhân thường nói “nước mắt chảy xuôi” để diễn tả hoàn cảnh này. Người đời ai cũng thương yêu con, nhưng phải là người có giáo dục, văn hóa lắm mới biết hết lòng, chiều chuộng cha mẹ. Người phương Ðông có đạo hiếu, nhưng người Tây phương không có chương mục nào nói đến chuyện con phải có bổn phận đối với cha mẹ. Người đàn ông lịch lãm nơi chốn hào hoa được ca tụng khi tỏ ra phong nhã, điệu nghệ với phụ nữ, nhưng không có loại con hiếu nào được lưu truyền sách sử.
Người phương Tây đến tuổi hưu rồi vẫn còn chịu khó đi làm việc cũng như những đứa trẻ mới qua tuổi mười tám đã muốn ra khỏi gia đình, cả hai đều có tinh thần tự lập, không muốn dựa vào ai. Con cái thì không muốn nhờ cha mẹ, ông bà già thì không muốn nhờ đến con, mà cả hai có muốn nhờ cũng không được. Cha mẹ lo cho con cái đến 18 tuổi là hết bổn phận, cũng như con cái chẳng có bổn phận gì với cha mẹ già. Vứt con dưới 18 tuổi ra đường là ở tù tức khắc, nhưng bỏ cha mẹ ra đường cũng chẳng có tội gì. Gần đây có một gia đình ở Mỹ bị truy tố về tội bỏ bê một bà mẹ già, không được tắm rửa, không được săn sóc cho ăn uống đầy đủ. Nhưng điều này có nghĩa gì đối với vấn đề đạo lý, khi chúng ta biết rằng ở xứ này, bỏ đói một con chó, làm nó gầy trơ xương, ghẻ lở, cũng bị đưa ra tòa, đâu cần đến việc đối xử tệ bạc với một bà mẹ già! Việc này chỉ có nghĩa là gia đình ấy lãnh tiền trợ cấp của bà mẹ nhưng không dùng số tiền ấy cho việc ăn uống, sinh sống của bà.
Cách đây vài năm một ông bạn vong niên có gởi cho tôi một bài thơ tiếng Anh, không có tên tác giả. Bài thơ của một bậc cha mẹ nào đó viết cho con, bằng những lời lẽ đơn giản, rất chân tình không có ý trách móc nhưng bàng bạc trong đó dấy lên một nỗi xót xa, buồn phiền không sao giấu được. Bài thơ viết với những lời mộc mạc, rất dễ hiểu, nói về ngày thơ ấu khi con thơ đang còn măng sữa, yếu đuối cha mẹ hết lòng lo cho con, nhưng khi cha mẹ già, trở lại với thân thể và cả trí tuệ của những đứa trẻ, thì con cái thấy đó là một gánh nặng phiền hà cho mình.
Bây giờ các con thường than phiền về việc cha mẹ ăn uống đổ tháo, vụng về nhưng không nhớ thời mình ấu thơ. Bây giờ con cái than phiền cha mẹ lẩm cẩm, nói dai nhưng quên ngày còn nằm trong nôi, chúng đã bắt bà mẹ kể đi kể lại từng đêm và nhiều đêm, lặp đi lặp lại mỗi cái chuyện Tấm Cám hay Cô Bé Choàng Khăn Ðỏ. Bây giờ mỗi lần phải chỉ dẫn cho cha già việc sử dụng máy móc như máy conputer, thấy cha chậm hiểu thì đâm ra gắt gỏng, khó chịu mà không nhớ ngày cha ngồi bên chúng cầm tay nắn nót từng chữ thuở ban đầu hay kiên nhẫn sửa cho con những chữ đọc sai. Bây giờ cha mẹ có khó khăn phải nhờ con, ở chung dưới mái nhà của con, thì xem đó là một gánh nặng, khiến cha mẹ tủi thân, mang mặc cảm chịu cảnh “ăn đậu, ở nhờ,” không nhớ ngày nào “nhà của cha mẹ là nhà của con.”

Ngay bên Tàu, ca tụng tấm lòng con đối với cha mẹ, ngoài “hai mươi bốn câu chuyện hiếu” (nhị thập tứ hiếu) còn có nhiều gương hiếu tử như của Mẫn Tử Khiên hay chuyện thầy Tử Lộ đội gạo nuôi cha mẹ, nhưng ngày nay, nhất là qua nửa thế kỷ dưới chế độ Cộng Sản, nhân tâm ly tán, đạo đức suy đồi, người ta phải dùng đến biện pháp hành chánh để trừng phạt những đứa con bỏ bê cha mẹ.

Bây giờ ngày lễ Vu Lan lại về, bắt chước người Nhật cài hoa cẩm chướng trong ngày Mother's Day, mới gần nửa thế kỷ nay, chúng ta có tập tục cài hoa hồng lên áo. Ai còn mẹ thì cài bông hồng đỏ, ai mất mẹ thì mang bông hoa trắng.Nhưng còn mẹ đó, còn được mang bông hồng đỏ thì chúng ta sẽ làm gì cho mẹ vui, để khi mẹ đã qua đời, chúng ta không có điều gì phải hối hận. Hay mới ở chùa đọc nghìn câu kinh trở về nhà, thấy mẹ vụng về ra mở cửa, nói những lời không vừa ý, chúng ta đã có điều phật ý, chau mày.

Bây giờ ngày lễ Vu Lan lại về, nếu ngày lễ này là ngày để cho chúng ta nghĩ đến mẹ, thì cô ca sĩ tôi nói chuyện ở đầu bài viết này hẳn nhớ đến mẹ rất nhiều, nhất là mỗi lần có dịp trở lại tiệm ăn này.Thỉnh thoảng tôi vẫn trở lại đây, nhưng đã lâu tôi không hề gặp cô. Tôi nghĩ là mẹ cô đã qua đời hay đã lúc mê lúc tỉnh trong nhà dưỡng lão.
(Huy Phương)

Monday, August 16, 2010

Tình Yêu Và Cuộc Sống*



Câu chuyện sau đây cho chúng ta biết thế nào là tình yêu và cuộc sống...
Chồng tôi là kỹ sư, tôi yêu anh vì bản tính anh vững chắc, và tôi cũng thích cảm giác êm ái khi dựa đầu lên cánh vai rộng cuả anh.
Photobucket
Đến nay sau 2 năm tìm hiểu và 5 năm cưới nhau, tôi phải nhìn nhận là đã bắt đầu cảm thấy chán cuộc sống hôn nhân. Những lý do trước kia khiến tôi yêu anh nay lại trở thành nguyên nhân làm tôi bứt rứt.
Photobucket
Tôi là một phụ nữ sống thiên về tình cảm và tôi rất nhạy cảm trong những mối quan hệ và cảm xúc cuả mình. Tôi ngóng trông những giây phút lãng mạn như một bé gái ngóng trông kẹo bánh.
Photobucket
Chồng tôi trái ngược hẳn, anh không nhạy cảm và vì anh không đem lại được những giây phút lãng mạn trong đời sống vợ chồng, tôi bị mất hứng trong Tình Yêu.
 Photobucket 
Cuối cùng một ngày kia, tôi rắp tâm phải nói cho anh biết quyết định cuả mình: Tôi muốn ly dị.
Photobucket
- "Tại sao?" Anh hỏi, giọng phẫn uất.
Tôi đáp: "Tôi chán ngấy rồi. Đâu phải mọi sự trên đời đều phải có lý do!"
Photobucket
Anh im lặng cả đêm, coi bộ suy nghĩ mông lung lắm. Cảm giác thất vọng trong tôi tăng thêm. Trước mặt tôi chỉ là một người đàn ông mà ngay cả sự bực bội cuả mình cũng không bộc lộ được, thì tôi có thể trông mong gì khác ở anh chứ?
Photobucket
Và cuối cùng anh hỏi tôi: "Anh có thể làm gì để em đổi ý?". Người ta nói rất đúng, thật khó thay đổi cá tính cuả một người, và tôi nghĩ là tôi đã bắt đầu mất tin tưởng nơi anh.
 Photobucket    
Nhìn thật sâu vào mắt anh, tôi chậm rãi trả lời: "Sau đây là câu hỏi, nếu anh có thể trả lời và chinh phục trái tim tôi, tôi sẽ đổi ý: Giả dụ tôi muốn một bông hoa mọc trên váchcuả một ngọn núi cao...
Photobucket
...Và cả hai chúng ta đều biết rất rõ anh sẽ mất mạng khi hái bông hoa đó, vậy anh có làm việc này cho tôi không?"
Anh nói: "Ngày mai anh sẽ trả lời em." Nghe anh đáp như thế, hy vọng của tôi tan thành mây khói.
Photobucket
Sáng hôm sau, tôi thức dậy và thấy anh đã ra đi. Tôi nhìn thấy một mảnh giấy với tuồng chữ nguệch ngoặc dưới ly sữa trên bàn ăn gần cuả ra vào, nội dung như sau:
 Photobucket 
"Khi em dùng máy tính, em luôn làm các chương trình bị xáo trộn, rồi em ngồi em khóc trước màn hình. Anh phải giữ lại đôi bàn tay để phục hồi những chương trình cho em.
Photobucket
Em luôn để quên chià khoá nhà, vì vậy anh phải giữ lại cặp giò để chạy nhanh về nhà mở cửa cho em.
 Photobucket 
Em thích đi du lịch nhưng luôn đi lạc trong thành phố mới. Anh phải giữ lại cặp mắt để chỉ đường cho em.
Photobucket
Em luôn bị hành khi "người bạn tốt" cuả em đến thăm mỗi tháng. Anh phải giữ lại đôi bàn tay để có thể xoa diụ những cơn đau bụng cuả em.
Photobucket
Em thích ở nhà và anh sợ em sẽ bị chứng tự kỷ ấu thơ trở lại. Anh phải giữ lại miệng lưỡi để kể cho em nghe, nhất là những chuyện tiếu lâm để em khỏi chán.
Photobucket
Em luôn nhìn thẳng vào máy tính và điều này không tốt cho mắt cuả em. Anh phải giữ lại đôi mắt để khi mình về già, anh có thể giúp em cắt móng tay và nhổ cho em những sợi tóc bạc phiền toái.
Photobucket
Lúc đó anh cũng cần diù em xuống bãi biển dạo chơi để em có thể thưởng thức ánh mặt trời và làn cát tuyệt đẹp, và anh tả cho em nghe màu sắc cuả các bông hoa giống như màu sắc rực rỡ toả sáng trên gương mặt tươi trẻ cuả em.
Photobucket
Vì vậy, em yêu, trừ khi anh biết chắc là có một người nào khác yêu em hơn anh, anh chưa thể đi hái bông hoa ấy và chết được."
Photobucket
Nước mắt tôi nhỏ xuống lá thư làm nhoà những hàng chữ anh viết bằng mực, nhưng tôi đọc tiếp:
Photobucket
"Bây giờ, em đã đọc xong câu trả lời cuả anh và nếu em hài lòng xin em hãy ra mở cửa, vì anh đang đứng bên ngoài, và đem về cho em loại bánh mì em thích nhất và cả sữa tươi nưã."
 Photobucket 
Tôi chạy ra mở cửa và thấy gương mặt lo lắng cuả anh, còn anh thì đang nắm chặt chai sữa và ổ bánh mì trong tay. Bây giờ tôi chắc chắn rằng không ai sẽ yêu tôi hơn anh, và thế là tôi quyết định để mặc bông hoa một mình.
Photobucket
Đó là Cuộc SốngTinh Yêu
Khi người ta được tình yêu bao bọc, cảm giác hứng thú dần dần tan biến, và người ta thường không biết tình yêu đích thật đang ẩn mình trong trạng thái yên ổn và tẻ nhạt.
 Photobucket 
Tình yêu được thổ lộ dưới mọi hình thức, ngay cả dưới những hình thức rất nhỏ bé và ngỗ nghịch.
 Photobucket 
Tình yêu không bao giờ có khuôn mẫu. Tình yêu có thể mang cả hình thức tẻ nhạt và nhàm chán nhất.
 Photobucket 
Bông hoa và những giây phút lãng mạn chỉ được dùng đến và chỉ xuất hiện trên bề mặt cuả quan hệ.
Photobucket
Bên dưới có trụ cột cuả Tình Yêu đích thật đang đứng vững
Photobucket 
...Và đó là Cuộc Sống!
Photobucket 
(Ảnh chỉ mang tính chất... khoe, không dính dấp đến nội dung cuả bài )
*Tác giả: Vô danh
Chuyển ngữ: ltd
Hình ảnh: 4ever1nl0ve@Jamaica (Hè 2010)